Tết Đoan Ngọ một trong những ngày lễ quan trọng trong năm. Nên vào những ngày này, mỗi hộ gia đình đều làm mâm cơm dâng cúng ông bà, tổ tiên. Thế những vẫn còn nhiều người thắc mắc ngày Tết Đoan Ngọ là ngày gì? cách cúng Tết Đoan Ngọ như thế nào? cần chuẩn bị những gì? Cùng đi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Mâm cúng giỗ gồm những gì?
Tết Đoan Ngọ là ngày gì?
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Lễ Tết lớn của người dân Việt, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, hay còn gọi là Tết Đoan Dương hoặc Tết Sâu Bọ.

Theo quan niệm của người xưa, vào những ngày này thì sâu bọ, giun, sán,… bên trong hệ tiêu hóa sẽ sinh sôi phát triển, nguy hại tới sức khỏe mọi người, vì vậy cần phải tiêu diệt chúng.
Nguồn gốc của ngày tết Đoan Ngọ:
Theo nhà nghiên cứu của nhà văn hóa Trần Ngọc Thêm: “Từ ngàn xưa đây là vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gầy dựng nên.
Do nằm dọc 2 bên chí tuyến Bắc, mùa hè ở đây đầy oi bức, khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người. may mắn, người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại.
Nhờ vậy mà Phong tục tết Đoan Ngọ (diễn ra vào ngày 5/5 Âm Lịch) hình thành, đánh dấu một cột mốc quan trọng của chu kỳ tuần hoàn thời tiết” (Theo bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP.HCM, 2004)

Như vậy, có thể thấy, Tết Đoan ngọ xưa là do người dân laod động cùng nhau sáng tạo, cùng hưởng thành quả và không ai làm tác gải cụ thể. Nó là thành quả từ trí tuệ của truyền thống nông nghiệp phương Nam của các bộ tốc Bách Việt. Về sau, cùng với việc xâm lấn và mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam sông Dương Tử, Tết Đoan Ngọ được người Hán tiếp nhận và hưởng ứng.
Sự giao thoa và du nhập tự nhiên cùng với chính sách “cưỡng bức văn hóa” của chính quyền đô hộ phương Bắc đã tạo nên một hệ quả tất yếu đó chính là hình thành diện mạo văn hóa có phần mới mẻ của Việt Nam trong nhiều thời kỳ lịch sử sau đó.
Tết đoan ngọ năm 2021 là ngày mấy?
Năm 2021, Tết Đoan Ngọ là ngày 5-5 Âm lịch, rơi vào ngày 14/6/2021 dương lịch.
Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ:
Để cúng lễ Tết Đoan Ngọ, gia chủ cần chuẩn bị 2 phần khác nhau là lễ cúng gia tiên và lễ cúng ngoài trời. Có thể làm lễ chay hay lễ mặn tùy vào gia chủ.
Mâm cúng gia tiên cần chuẩn bị:
- 1 mâm cơm chay
- 9 cây nến
- Hương nhang
- 3 chén rượu màu trắng, màu đỏ, màu vàng
- 3 chén nước trà với 3 hương vị khác nhau
- 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ dùng cài lên mâm hoa quả
- Bánh chay, xôi chay
- Mâm ngũ quả ngũ sắc với 5 vị: chua, đắng, cay, mặn, ngọt.
- Vàng mã: vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá, tiền âm phủ.

Mâm cúng ngoài trời:
Chuẩn bị bàn cúng ngoài trời, gia chủ cần hướng bàn cúng về phía Nam, những lễ vật trong mâm cúng bao gồm:
- Bàn cúng được trải với một tấm vải đỏ rộng
- 5 chén rượu với 5 màu: trắng, đỏ, vàng, xanh, đen (rượu cần pha với một ít hùng hoàng)
- 5 chén trà với 5 hương vị khác nhau.
- Hoa đồng tiền màu đỏ chuẩn bị 9 bông cài lên mâm ngũ quà.
- Chuẩn bị bánh chay, xôi chay
- Mâm ngũ quả với 5 vị: cay, đắng, mặn, ngọt, chua.
- Vàng mã: vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá
- Lọng đỏ có viền vàng: 1 chiếc
- 9 cây nến
- Hương nhang.
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ” sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật…
Hướng dẫn cách cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn chỉ:
1. Với lễ cúng gia tiên:
Với cách làm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ, bạn cần thực hiện như sau:
1. Chuẩn bị mâm cúng lễ tết Đoan Ngọ
2. Văn khấn lễ Đoan Ngọ
Người cúng đốt 9 ngọn nến, thắp 9 nén nhang, quỳ lạy 9 lạy và khấn:
“Con nhất tâm kính bái, cung thỉnh cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại, hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngày Tết Đoan Ngọ năm (thời gian hiện tại) vào giờ nhâm ngọ thanh long hoàng đạo là giờ cát tường, chúng con với tấm lòng thành kính hiếu nghĩa xin sửa soạn lễ vật, tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh kính mời cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại hạ đàn thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Kính lạy cha mẹ ông bà cùng gia tiên nội ngoại, nhân ngày Tết Đoan Ngọ con cung thỉnh kính mời gia tiên nội ngoại trợ duyên cho chúng con làm lễ cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế bảo vệ mùa màng cho nhân dân, gia ân cho hương linh tiên tổ được mát mẻ ở nơi thiên giới, chúng con thỉnh cầu cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại phù hộ độ trì cho chúng con, Cầu tài tài đến. Cầu phúc phúc lai. Cầu đức đức thịnh. Cầu lộc lộc tồn. Hanh thông sự nghiệp vạn sự cát tường như ý.
Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ, thành kính cung thỉnh lên gia tiên nội ngoại cầu xin gia tiên chứng lễ.
Chúng con xin đa tạ.
Chúng con xin đa tạ.
Chúng con xin đa tạ.”

2. Với lễ cúng ngoài trời:
Với cách làm lễ cúng ngoài trời ngày Tết Đoan Ngọ, bạn cần thực hiện như sau:
1. Chuẩn bị mâm cúng lễ tết Đoan Ngọ
2. Văn khấn lễ Đoan Ngọ ngoài trời:
Thắp 9 ngọn nến, 9 nén nhang và đọc kinh:
“Đốt nến và đọc kinh. Khởi tâm thắp nến. Hào quang sáng bừng. Tâm thân thanh tịnh. Gạt bỏ phiền ưu. Thái thượng đại đan. Từ quang phổ chiếu. Thần tiên chứng đàn.Thắp nhang và đọc kinh. Hương phần bảo đỉnh. Khí đạt huyền không. Thần nhân hợp nhất. Yết kiến nguyệt cung. Thần thông linh hiển. Pháp hiện cửu vân. Đan điền linh tụ. Tâm quy mệnh lễ. Cáo hạ thần tiên.”
Quỳ xuống lễ 9 lễ. Văn khấn rằng:
“Con xin trấn minh nhất tâm quy mệnh lễ. Kính lạy Thượng Đế. Kính lạy Hỗn Côn Sư Tổ. Kính lạy Hồng Quân Lão Tổ. Kính lạy Ngọc Hoàng Đại Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế. Kính lạy Hàng Ma đại đế thánh quân, Trừ Ma đại đế thánh quân, Giáo Hóa đại đế thánh quân. Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn. Kính lạy Càn khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ. Kính lạy chính nhất tổng quản đại Thần Tài.
Kính lạy: Chư vị Thần Tướng. Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh. Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã. Kính lạy Tứ Đức Thánh Mẫu. Kính lạy Tứ Hải Long Vương. Kính lạy, Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng. Kính lạy, Quốc chủ Đại Vương cảm thần Bạch Mã Linh Lang, cùng chư vị Thánh Quốc. Kính lạy chư vị Sơn thần, Long thần, Thổ địa, Thổ công táo quân, Thổ kỳ, cùng chư vị thần tiên trong tam giới, hạ đàn chứng lễ.
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ giữa thiên địa minh chứng, chúng con nhất tâm thành kính sửa soạn lễ vật tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh tấu sớ kính trình lên Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài, xin chư ngài gợi ý lên Thượng Đế khai ân minh xét cho toàn cõi trần gian được giải thoát mọi kiếp nạn, tất cả tà ma, quỷ trùng không làm hại được dương gian, mùa màng được bội thu, chúng sinh đều được hoan ca hưởng đại phúc, người tốt vì dân vì nước, người lương thiện, người không sát sinh, được tăng thọ, tích phúc, được ban cho tài lộc, quan lộc, phúc lộc, vận khí hanh thông vạn sự như ý nguyện.
Cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế, cùng chư ngài khai ân ban cho những linh hồn gia tiên của chúng con được hưởng đặc ân của Thượng Đế, được lên thiên giới hưởng đại phúc đại lộc.
Chúng con cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài minh anh xoi xét để các vị Thần Tiên chuyên diệt quỷ trừ tà trong tam giới được ra tay trừng phạt những kẻ ác nhân thất đức, hách dịch cường quyền ở trần gian, trừng phạt bọn trùng yêu, tà quái làm hại mùa màng.
Chúng con trấn minh nhất tâm thành kính nguyện rằng: Cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu đức đức thịnh, cầu lộc lộc tồn, ỷ trượng chư thiên, cung đức giáng hạ, hương biến tam giới thấu cửu trùng thiên. Chúng con cầu nguyện cho bách gia trăm họ và nhân dân Việt Nam, gia toàn khang ninh, nhân an vật thịnh, hiển vinh thụ huệ, thế thế chi an, ngàn thu vạn vạn tuế.
Nguyện cầu cho toàn cõi chúng sinh trong tam giới đều được hưởng ân huệ của Thượng Đế, vạn vật tự nhiên đều vinh danh Thượng Đế.
Chúng con xin đa tạ.
Chúng con xin đa tạ.
Chúng con xin đa tạ.”
Sau khi đọc xong văn khấn thì lại quỳ lễ 9 lần.
Thởi điểm làm lễ cúng tết Đoan Ngọ:
Tết Đoan Ngọ là ngày mùng 5-5 Âm Lịch, và là ngày Ất Hơi. Sẽ có 2 khung giờ để cúng là vào giờ Ngọ ( 11h – 13h) đây được xem là khung giờ đẹp và chuẩn nhất.
Nhưng, nếu gia đình bạn không sắp xếp được thời gian, thì có thể dâng lễ cúng vào 7h – 9h sáng, đây là 2 khung giờ hoàng đạo, thích hợp để cử hành những nghi lễ cung bái tâm linh.
Văn khấn ngày lễ tết Đoan Ngọ:
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ)
Tín chủ chúng con là:……………………………………………
Ngụ tại:………………………………………………………….
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.
Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Xem thêm: Ngày Vía Quan Âm là ngày nào

Nguyễn Thành Long là một chuyên gia về vận tải – Chuyển nhà trọn gói – chuyển văn phòng công ty tại chuyenhakienvang.com trang web này được chia sẻ kiến thức đã trải qua trong quá trình làm vận chuyển
SĐT: 0961729729
Quê Quán: Làng Phú Đô – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Theo giõi Nguyễn Thành Long tại :