Kiến ba khoang cắn thì bôi gì? Cách đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà

Rate this post

Mùa mưa này là điều kiện rất thuận lợi cho loài kiến ba khoang phát triển. Đây là loài kiến có độc được đánh giá cực kỳ nguy hiểm, và sẽ rất là tồi tệ nếu không biết cách xử lý vết cắn từ kiến ba khoang. Vậy, khi bị kiến ba khoang đốt thì bôi gì? cách đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà? bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp cho mọi thắc mắc.

Kiến Ba Khoang là gì?

Kiến ba khoang là một loài kiến có cánh, tên khoa học là Paederus fuscipes. Đây là loài côn trùng xuất hiện phổ biến tại Việt Nam, loại côn trùng này ưa ánh sáng và xuất hiện và phát triển nhiều từ khoảng tháng 7 đến tháng 11. Thời điểm này chính là lúc mà kiến ba khoang phát triển mạnh mẽ với số lượng lớn.

Đặc điểm hình dáng Kiến Ba Khoang:

Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc, có 3 chân, bụng có đốt đen, thon nhọn về đuôi. Loài kiến này có cánh trong suốt, được gấp gọn bên dưới cánh cứng nhưng hiếm khi bay và nó bò rất nhanh.

Kiến Ba Khoang
Kiến Ba Khoang

Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển.

Đôi nét về chất độc từ Kiến Ba Khoang:

Theo nghiên cứu, trong cơ thể kiến ba khoang có chưa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính này được đánh giá là cao hơn gấp 12 ~ 15 lần so với độc tố từ nọc rắn hổ mang.

Chất độc từ Kiến Ba Khoang
Chất độc từ Kiến Ba Khoang

Đặc biệt hơn, chất độc Pederin có trong Kiến ba khoang vẫn tồn tại dù con vật đó đã chết khô 8 năm. Do đó, nếu chúng ta giết chết kiến ba khoang trên vùng da của mình, thì chất độc Pederin tiếp xúc với da vẫn làm da bị viêm nặng.

Trong trường hợp, bạn chưa rửa tay, vô tình làm dính Pederin vào vùng khác, như dính phải mắt sẽ gây viêm kết mạc và phần mềm quanh mắt, tệ hơn là mù tạm thời.

Dấu hiệu nhận biết vết thương bị do kiến ba khoang cắn:

1. Biểu hiện lâm sàng:

Khi bị kiến ba khoang cắn sẽ gặp biểu hiện lâm sàng như sau:

Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng
  • Xuất hiện tổn thương cơ bản, có dạng dát đỏ, thành đám, thành vết, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên mụn hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.
  • Viên thường xuất hiện ở vùng hở trên cơ thể như: Mặt, cổ, ngực, gáy, đùi, vai, tay.
  • Vết thương vẫn tiếp tục xảy ra dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu chúng ta cố gắng gãi, quệt ra vùng da lành.
  • Người bị đốt có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng, tệ hơn gây ra sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.

2. Sự tiến triển của vết thương sau khi bị kiến cắn:

  • Khi bị kiến ba khoang cắn, người bị cắn sẽ có cảm giác râm ran.
  • Trong vòng 6~8h sau đó sẽ xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.
  • 12~24h sau đó sẽ xuất hiện thương tổn điển hình.
  • Sau 3 ngày, vết thương sẽ đỡ rát bỏng, và bong vảy.
  • 5~7 ngày cuối vảy sẽ bong hết, nhưng để lại dát thâm lâu mất.

3. Nhận biết vết tổn thương do kiến ba khoang cắn:

Chất Pederin thực tế không được kiến chủ động tiết ra, mà nó chỉ tồn tại trong cơ thể kiến. Nó chỉ phát ra khi cơ thể kiến bị nghiền nát.

Vết tổn thương do kiến ba khoang cắn
Vết tổn thương do kiến ba khoang cắn

Chất Pederin khi dính vào vùng da nhạy cảm con người thì các vùng da chỗ này sẽ bị phồng rộp, bỏng, đau rát. Tồi tệ hơn, một vài trường hợp còn gây viêm da, nếu không biết cách chăm sóc tốt vết thương còn gây ra nhiễm trùng nặng hơn.

Nhìn hình dạng vết thương rất giống với kiểu phồng rộp do bệnh Zona. Bệnh zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu, với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn. Tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể.

Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện các vết phòng rộp trên da cần nhanh chóng đên các cơ sở y tế để nhân viên y tế chẩn đoán và có giải pháp xử lý thích hợp.

Cách xử lý khi bị kiến ba khoang đốt:

Khi phát hiện bị kiến ba khoang đốt, bạn cần hành động ngay để hạn chế vết thương trở nên tồi tệ hơn:

Rửa vùng tiếp xúc với kiến ba khoang bằng nước sạch
Rửa vùng tiếp xúc với kiến ba khoang bằng nước sạch
  • Loại bỏ kiến ba khoang khỏi cơ thể, tuyệt đối không dùng tay trần để bắt, miết hoặc giết nó ở trên vùng da của mình. Bạn có thể thổi bay, hoặc bỏ mảnh giấy cho kiến bò lên.
  • Rửa vùng tiếp xúc với kiến ba khoang bằng nước sạch và xà phòng, xau đó sử dụng thuốc sát trùng nhẹ và đi đến gặp bác sĩ tư vấn và chữa trị.

Kiến ba khoang cắn thì bôi gì?

Sau khi tiến hành xử lý qua vết tổn thương do bị kiến cắn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi dưới đây để làm giảm triệu chứng khó chịu cũng như ngăn ngừa các tổn thương lan sang các vùng da khác.

Thuốc mỡ corticoid
Thuốc mỡ corticoid
  • Cồn 70 độ
  • Thuốc mỡ corticoid
  • Kem bôi phenergan
  • Uống kháng histamin (Khi có dấu hiệu bội nhiễm)

Hướng dẫn bôi thuốc lên vết thương do kiến ba khoang cắn:

Sử dụng cồn 70° vê sinh sạch vùng da tiếp xúc với dịch từ kiến ba khoang. Cồn sẽ cải thiện tình trạng nổi bỏng nước và nó sát trùng da tốt hơn.

Sau khi làm sạch da, bạn tiến hành bôi thuốc mỡ chứa Corticoid, mỗi ngày bôi từ 4~6 lần. Bôi kem Phenergan từ 8~10 lần mỗi ngày.

Lưu ý lấy một lượng thuốc vừa đủ miết đến khi thuốc thấm hẳn vào da.

Lưu ý khi bôi thuốc:

  • Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Dùng thuốc đúng liều lượng cho phép của bác sĩ.
  • Hạn chế sử dụng thuốc màu, bôi lá cây trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

Cách đuổi và phòng chống kiến ba khoang:

Đề phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa nhiều, nhất là nơi ở gần cánh đồng, nhiều cây cối rậm rạp,…

Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng.

Không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang.

Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.

Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng…/.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *