Lỗi chở quả tải hay nói cách khác là chở hàng hóa quá số trọng tải cho phép là lỗi không phải hiếm thời điểm hiện nay. Theo quy định thì, hành vi chở quá tải đối với ô tô sẽ chịu phạt hành chính rất nặng, có thể bị tước giấy phép lái xe dài hạn. Vậy quy định xử phạt xe quá tải mới nhất như thế nào? cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé!
- Cách tính cước vận tải ô tô
- Gửi xe bằng tàu hỏa
- Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa
- Cách đóng gói đồ đạc chuyển nhà
Quy định về phạt xe quá tải: cả lái xe và chủ xe đều bị phạt
Xe quá tải hay nói cách khác là xe chở hàng hóa quá số trọng tải cho phép. Trọng tải được hiểu là khả năng chịu nặng tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của phương tiện vận chuyển. Trọng tải của xe được công bố trong tài liệu kỹ thuật xe.

Đối với đối tượng xử phạt: lỗi xe ô tô chở hàng vượt trọng tải thì cả chủ xe lẫn lái xe đều phải chịu trách nhiệm song song
Việc xử phạt xe vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) được dựa trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Người có thẩm quyền sẽ xem xét Giấy chứng nhận này để có căn cứ ra quyết định xử phạt xe quá tải.
Mức phạt xe quá tải 2023:
Mức phạt xe quá tải thời điểm hiện nay, được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mức phạt với tài xế điều khiển phương tiện quy định tại Điều 24, mức phạt với chủ xe quy định tại Điều 30.
Cụ thể mức phạt như sau:
STT | Mức quá tải | Mức phạt với lái xe | Mức phạt với chủ xe |
1 | 10 – 30% | 800.000 – 1.000.000 | 2.000.000 – 4.000.000 |
2 | 30 – 50% | 3.000.000 – 5.000.000 | 6.000.000 – 8.000.000 |
3 | 50 – 100% | 5.000.000 – 7.000.000 | 14.000.000 – 16.000.000 |
4 | 100 – 150% | 7.000.000 – 8.000.000 | 16.000.000 – 18.000.000 |
5 | Trên 150% | 8.000.000 – 12.000.000 | 18.000.000 – 20.000.000 |
Lưu ý:
- Đối với người lái xe, ngoài bị phạt tài chính còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 5 tháng; buộc hạ phần hàng quá tải theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm.
- Mức phạt với chủ xe là mức phạt áp dụng với chủ xe là cá nhân. Nếu chủ xe là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi.
- Nếu chủ xe đồng thời là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo mức phạt đối với chủ xe.
- Xe chở quá tải dưới 10% sẽ không bị xử phạt.
Hướng dẫn cách tính % xe quá tải đúng chuẩn:
Để biết xe mình có chở hàng quá tải hay không, bạn thực hiện tính % xe quá tải theo công thức sau:
D (quá tải) = D (thời điểm kiểm tra thực tế) – D (khối lượng của xe) – D (lượng hàng hóa được phép chở)
% quá tải = D (quá tải) : D (khối lượng xe).

Để dễ hiểu hơn tham khảo ví dụ thực tế như sau:
Bạn đang sở hữu một chiếc xê ô tô với khối lượng là 5000kg, khối lượng hàng hóa xe có thể chở được là 7500kg. Thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra và cân xe thì tổng khối lượng xe là 12500kg. Thì kết quả như sau:
Tổng khối lượng hàng hóa tải sẽ là: 14000 – 5000 – 7500 = 1500kg
Phần trăm quá tải của xe sẽ là: (1500 : 5000) x 100% = 30%
Mức phạt quá tải cầu đường là bao nhiêu?
Mức xử phạt lỗi quá tải cầu đường được quy định tại Điều 33 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể mức phạt sẽ như sau:
STT | Mức quá tải | Mức phạt |
1 | 10% đến 20% | 2.000.000 – 3.000.000 |
2 | 20% đến 50% | 3.000.000 – 5.000.000 |
3 | 50% đến 100% | 7.000.000 – 8.000.000 |
4 | 100% đến 150% | 7.000.000 – 8.000.000 |
5 | Trên 150% | 14.000.000 – 16.000.000 |
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến vị phạm trọng tải xe:
Mức phạt quá tải từ 10% đến 30 là bao nhiêu?
Theo Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt qua trọng tải 10%-30% sẽ bị xử phạt như sau:

- Tỷ lệ quá tải trên 10% đến 30% thì sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau;
- Tỉ lệ quá tải trên 10% đến 30% ( hoặc từ trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng) thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Mức phạt xe quá tải từ 30% đến 50% là bao nhiêu?
Trước hết, hành vi vi phạm chở vượt quá trọng tải từ 30%-50% bị phạt tiền như sau:
Đối với người điều khiển xe:
– Người điều khiển phương tiên vượt quá trọng tải từ 30%-50% bị xử phạt tiền ở mức từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
Phạt tiền đối với chủ xe:
– Đối với chủ xe với tỷ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Mức phạt quá tải 150% đối với xe tải là bao nhiêu?
Đối với mức quá tải 150%, tại Khoản 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:

Khoản 8 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;
- Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%
Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt theo điểm a, khoản 12 Điều 30 Nghị định 100/2019/ND-CP:
- Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.”
Việc để xe chở qua trọng tải thường xuyên có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xấu: như hao mòn phanh, mất an toàn giao thông,…
Đồng thời chủ xe và tài xế đều phải đối mặt với mức phạt không hề nhỏ, chính vì vậy không nên chở quá trọng tải mà xe cho phép.

Nguyễn Thành Long là một chuyên gia về vận tải – Chuyển nhà trọn gói – chuyển văn phòng công ty tại chuyenhakienvang.com trang web này được chia sẻ kiến thức đã trải qua trong quá trình làm vận chuyển
SĐT: 0961729729
Quê Quán: Làng Phú Đô – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Theo giõi Nguyễn Thành Long tại :