Vận đơn là gì? nó gồm có những loại nào? chức năng của vận đơn là gì?… là những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, mà chuyenhakienvang sẽ giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây.
Xem thêm: Xe liên doanh là gì?
Vận đơn là gì?
Vận đơn là một chứng từ vận tải do người vạn chuyển, thuyền trưởng(vận tải biển), hay đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được sắp xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

Vận đơn có tên gọi đầy đủ là vận tải đơn còn được gọi với cái tên khác như vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,v.v…
Hiểu một cách đơn giản, vận đơn là một loại tờ phiếu ghi nhận lại các thông tin liên quan tới hoạt động vận chuyển hàng hóa, giống như một loại giờ phiếu biên nhận thông thường. Nhưng vì nó hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển có quy mô vượt phạm vi quốc gia, nên các thông tin trên vận đơn sẽ quy chuẩn hơn, và thường được thể hiện bằng tiếng Anh.
Chức năng của vận tải đơn là gì?
Vận tải đơn có 3 chức năng cơ bản như sau:
- Có giá trị như biên lai khi gửi hàng lên phương tiện
- Xác nhận việc ký hợp đồng chuyên chở giữa chủ hàng và đơn vị vận chuyển hàng.
- Đối với vận đơn đường hàng hải, sẽ có giá trị như chức từ sở hữu.

Vai trò của vận tải đơn trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu:
- Là một chứng từ quan trọng cần có trong bộ hồ sơ thông quan. Nếu không có vận tải đơn hoạt động xuất nhập khẩu sẽ bị gián đoạn.
- Vận tải đơn còn có giá trị như một hóa đơn thanh toán khi gửi kèm trong bộ chứng từ thanh toán gửi cho ngân hàng.
- Vận tải đơn dùng để xác nhận hàng hóa đã được gửi cho đơn vị vận chuyển. Đang hoặc đã được xếp lên phương tiện và chuẩn bị di chuyển. Người mua cần phải chuẩn bị các thủ tục giấy tờ và công việc cần thiết để tiếp nhận hàng hóa.
- Được dùng để làm chứng từ cầm cố, chuyển nhượng hoặc mua bán hàng hóa. Chứng từ gốc có thể được dùng để mua bán. Nhưng nó chỉ phổ biến đối với vận đơn đường biển thông thường chỉ áp dụng cho vận đơn đường biển
Nội dung chính của vận đơn:
Cách trình bày, nội dung vận tải đơn của từng loại vận đơn đường biển, đường hàng không hay đường bộ sẽ không hoàn toàn giống nhau. Bên cạnh đó, nhà phát hành cũng sẽ cung cấp các mẫu vận đơn riêng. Nhưng về cơ bản, một vận tải đơn không thể thiếu những nội dung quan trọng sau:

- Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu,
- Cảng xếp hàng (POL)
- Cảng dỡ hàng (POD)
- Tên và địa chỉ người gửi hàng,
- Tên và địa chỉ người nhận hàng, (rất quan trọng)
- Đại lý, bên thông báo chỉ định,
- Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích,
- Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán,
- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn,
- Số bản gốc vận đơn,
- Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng, hoặc đại lý).
Nội dung vân đơn đường biển:
Trong 3 loại vận tải đơn, thì loại vận tải đơn đường biển là loại phổ biển nhất hiện nay, nó chiếm số lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta. Do đó, chúng ta cùng đi tìm hiểu hiểu các nội dung chi tiết của một vận đơn đường biển thông dụng như sau:
Vessel/ Flight No: Tên hãng tàu/ Số chuyến tàu
Booking no: Số booking
Bill Type: Hình thức bill mà chủ hàng muốn lấy. Ví dụ như bill thường (original bill), điện giao hàng (hay surrendered bill), giải phóng hàng nhanh (seaway bill)
Freight and Charge: Các loại cước phí
Shipper: Điền thông tin của người gửi hàng (tên, SĐT, địa chỉ, email,…)
Consignee: Điền thông tin của người nhận hàng (tên, SĐT, địa chỉ, email,…
Notify Party: Người tiếp nhận thông báo hàng đến.
Container/ Seal No: Số container/ số chì
Description of Goods: Mô tả hàng hóa chi tiết, ví dụ loại hàng, tên hàng, số lượng, trọng tải, thể tích,…
Port of Loading: Cảng biển nơi hàng xuất đi
Port of Discharge: Cảng chuyển tải, hay còn gọi là cảng trung chuyển. Là nơi tàu ghé một thời gian để phục vụ hoạt động xếp dỡ hàng. Nếu không có cảng trung chuyển mà tàu vận chuyển hàng tới thẳng cảng đích, thì bạn điều vào cảng đích.
Port of Delivery: Cảng đích nơi cập bến
Remark: Các lưu ý
Cơ sở pháp lý của vận đơn:
Cơ sở pháp lý của vân đơn là quy định về nguồn luật điều chỉnh các điều khoản của vận đơn cũng như giải quyết sự tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải. Nguồn luật này, ngoài luật quốc gia nó còn có cả các công ước quốc tế có liên quan như Quy tắc La Haye và công ước Brussel 25/8/1924, Nghị định thư Visby 1968 hoặc công ước Hamburg 1978 về vận đơn đường biển.
Phân loại vận đơn phổ biến hiện nay:
Trong vận tải quốc tế, căn cứ vào nhiều yếu tố, người ta sẽ chia làm nhiều loại vận tải đơn khác nhau. Vậy nê, có rất nhiều loại vận đơn với tên gọi khác nhau. Dưới đây là những loại vận tải đơn thường dùng và được nhắc tới nhiều nhất.
Căn cứ vào quan hệ trong việc trả hàng và vận đơn:
Vận đơn chủ (Master Bill of lading)
Vận đơn chủ là một chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa các đại lý vận tải, loại vận tải đơn này được phát hành bởi hãng vận chuyển các phương tiện như hãng hàng không, hãng tàu.

Thông tin trên vận đơn chủ bao gồm:
- Người gửi hàng/người nhận hàng: công ty vận chuyển (FWD)
- Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, Số Bill, tên hàng, số kiện hàng, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phường tiện vận chuyển….
Vận đơn thứ (House Bill of lading)
Vận đơn thứ là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa người người xuất khẩu và người nhập khẩu, được phát hành bởi công ty vận chuyển không có phương tiện, thường là công ty Forwarder phát hành.
Thông tin trên vận đơn thứ gồm:
- Người gửi hàng/người nhận hàng: người XK và NK
- Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, số bill, tên hàng, số kiện, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phương tiện vận chuyển…..
Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của vận đơn, có ba loại:
Vận đơn theo lệnh (To Order B/L):
Vận đơn theo lệnh là vận đơn mà tại ô Người nhận hàng sẽ không ghi tên của người nhận hàng, mà sẽ ghi 2 từ Theo lệnh hoặc theo lệnh của một người nào đó được người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng.

Trường hộp trên vận đơn chỉ ghi 2 từ: Theo lệnh, mà không ghi rõ theo lệnh của ai thì người giao hàng mặc nhiên là người có quyền phát lệnh trả hàng.
Vận đơn theo lệnh có thể chuyển nhượng được bằng cách người có quyền phát lệnh trả hàng ký hậu. Nếu vận tải đơn không được ký hậu thì chỉ có người có quyền phát lện trả hàng mới có thể nhận được hàng từ người vận chuyển. Vận tải đơn theo lệnh thường được áp dụng cho phương thức thanh toán LC.
Vận đơn đích danh (Straight B/L):
Vận đơn đích danh thể hiện thông tin người gửi hàng và người nhận hàng thực tế. Đây là vận tải đơn mà trên đó sẽ ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nhận hàng. Chỉ có người nhận hàng có tên ghi trên vận đơn mới được nhận hàng. Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu.
Vận đơn vô danh (Bearer B/L):

Vận đơn vô danh là loại vận đơn trên đó ô Người nhận hàng sẽ bỏ trống, khôn ghi gì. Người vận chuyển giao hàng cho bất kỳ người nào xuất trình vận tải đơn cho họ. Vận đơn vô danh sẽ được chuyển nhượng bằng cách trao tay.
Switch bill of lading – loại vận tải đơn đặc biệt
Switch bill of lading là một loại vận tải đơn mà nó được chuyển đổi từ bộ vận đơn thực tế thành bộ vận đơn khác theo yêu cầu của người gửi hàng.
Switch bill of lading thường được sử dụng trong các trường hợp mua bán 3 bên Cross Trade hay còn gọi là Triangle nhằm mục đích thuận lợi cho việc thanh toán tiền hàng, che giấu xuất xứ hàng hóa, che dấu người bán hàng, đôi khi nó còn được dùng vào việc tránh thuế, hoặc tìm cách giảm thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như các quy định khác của các quốc gia mà hàng được luân chuyển.
Switch bill of lading thường sử dụng trong vận chuyển đường biển và không phải doanh nghiệp nào có dịch vụ xuất Switch bill of lading. Vì vậy, khi sử dụng loại vận đơn này, cần thỏa thuận rõ với đơn vị sản xuất thực tế.
Xem thêm: Cho thuê xe tải chở hàng tại Hà Nội

Nguyễn Thành Long là một chuyên gia về vận tải – Chuyển nhà trọn gói – chuyển văn phòng công ty tại chuyenhakienvang.com trang web này được chia sẻ kiến thức đã trải qua trong quá trình làm vận chuyển
SĐT: 0961729729
Quê Quán: Làng Phú Đô – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Theo giõi Nguyễn Thành Long tại :