Nghĩ đến chuyển nhà là liên tưởng đến vô số công việc vất vả cần phải thực hiện như: chuẩn bị, dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc….Tuy nhiên, nếu bạn ap dụng một số cách đóng gói đồ đạc dưới đây thì thời gian chuyển dọn nhà sẽ được rút ngắn nhanh chóng, đồng thời bạn sẽ an tâm hơn vì đồ đạc của mình luôn đầy đủ và được bảo vệ tốt nhất.
- Cách tái chế thùng Carton cũ
- Hướng dẫn cách định giá đồ cũ thanh lý
- Lễ nhập trạch là gì?
- Hướng dẫn cách vệ sinh máy giặt đúng cách
Cách đóng gói đồ đạc chuyển nhà thông minh:
1. Lập danh sách những món đồ cần chuyển:
Trước khi chuyển đồ trọn gói về nhà mới, bạn cần đặt câu hỏi cần mang theo những món đồ gì? Một kế hoạc tốt là bạn nên lập danh sách các đồ đạc, vật dụng bạn muốn chuyển đi.

Cách làm này giúp bạn chủ động hơn kiểm soát được những đồ đạc cần thiết để chuyển dọn nhà. Đảm bảo bạn sẽ không bỏ sót bất kỳ đồ đạc nào khi chúng đã được liệt kê đầy đủ trong danh sách. Làm tốt giai đoạn này thì công việc chuyển nhà của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ gọn lẹ.
2. Chụp hình lại những kết nối các thiết bị điện tử trước khi rút:

Cách làm này rất hữu hiệu nếu bạn không sành về kết nối điện tử. Trước khi rút các dây kết nối, bạn nên chụp ảnh lại, điều này giúp abnj nhanh chóng lắp đặt chính xác sau này. Tránh trường hợp cắm nhầm phải chỉnh sử nhiều lần có thể làm hư hại đến các thiết bị.
3. Bỏ những linh kiện nhỏ vào túi riêng khi tháo lắp
Việc chuyển nhà thường có những chi tiết, linh kiện điện tử nhỏ nếu bạn không để ý thì sẽ gặp phiền phức sau này.

Sau khi tháo dỡ đồ đạc, bạn hãy dùng một túi nhỏ sau đó cho tất cả linh kiện hoặc định ốc rồi dùng băng keo cố dịnh vào đồ đạc vừa tháo xong.
4. Loại bỏ hoặc thanh lý bớt đồ không cần dùng tới:

Những món đồ có thể không sử dụng đến bạn có thể không cần thiết phải mang theo để tiết kiệm không gian để đồ. Trong trường hợp món đồ đó còn có giá trị, thì bạn nên tìm cách thanh lý đi để thêm một khoản tiền nho nhỏ có ích cho sau này.
5. Bọc lót bảo vệ đồ đạc tránh trầy xước:
Thông thường chúng ta thương chủ quan rằng việc vận chuyển chỉ cẩn thận một chút sẽ tránh được va đập. Thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp không thể kiểm soát được đồ đạc bị va đạp với thúng xe tải khi di chuyển gặp phải đoạn đường xấu.

Chính vì vậy, bạn cần bao bọc cần thận, bạn có thể tận dụng những bọc nilon cũ trong nhà, thùng giấy carton hay màng bọc thực phẩm.
Cách đóng gói đồ đạc như vậy sẽ tăng độ an toàn, hạn chế các rủi ro khi vận chuyển.
6. Đóng gói đồ đạc theo phòng riêng:
Để tiết kiệm thời gian sau này đến nhà mới, các đồ dùng trong cùng 1 phòng bạn nên đóng gói chung với nhau để dễ kiểm soát. Tránh trộn đồ chung của các phòng khác nhau vào cùng 1 hộp sau này sẽ phải mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm.

Bạn sẽ có những thùng đồ của vợ chồng, các con, nhà khách, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà kho,…
7. Đánh dấu những món đồ nhỏ và quan trọng:
Với các đồ vật trang trí hoặc vật quan trọng có kích thước nhỏ như ốc vít, bạn nên thống nhất đựng trong các túi nhỏ, đánh dấu màu nổi bật, tránh sơ sót, thất lạc khi vận chuyển.
8. Tạo lỗ hổng để tạo tay cầm trên thùng carton:
Đây là một mẹo nhỏ giúp bạn dễ dàng khuân vác. Ở giữa thân trên thùng Carton, bạn chỉ cần sử dụng một dao rọc giấy, khoét 2 lỗ nhỏ hình chữ nhất hoặc tam giác đối diện.

Tuy nhiên, tùy vào khối lượng, kích cỡ và độ dày của thùng mà bạn khoét tay cầm tương xứng, tránh việc khoét quá rộng dẫn đến thùng bị rách khi khiêng nặng.
9. Sử dụng thùng Carton có kích thước hợp lý:
Bạn nên sử dụng các thùng có kích thước nhỏ để đựng các đồ nặng như sách, chén đĩa,…Còn những thùng to bạn chứa các vật dụng nhẹ như gối, chăn nệm, thú nhồi bông,…
Điều này giúp bạn di chuyển dễ dàng và đỡ mất sức hơn. Nên nhớ đừng bao giờ cho tất cả sách của bạn vào 1 thùng lớn, bởi sách nặng khiến thúng sẽ rất dễ rách và bạn không thể 1 mình khuân vác được một thùng đồ có kích thước lớn.
10. Để đĩa nằm ngang khi sắp vào thùng:
Thường chúng ta có thói quen xếp đĩa sành, đĩa sứ nằm dọc khi đóng gói, thực tế cách làm này là sai hoàn toàn. Chúng tôi khuyên bạn nên để ngang, bởi vì khi để đĩa nàm ngang lực nặng sẽ được phân tán đều, không đè lên một đĩa như kiểu xếp thẳng đứng.Bên cạnh đó, nhớ giữa các giữa các đĩa nên có một tờ giấy nhỏ để giảm lực và đập nhé.
11. Tháo dỡ các vật dụng cồng kềnh trước 1 ngày khi chuyển nhà:
Đối với các vật dụng cồng kềnh thì phải tháo dỡ từng phần, đánh dấu chúng theo thứ tự để thuận tiện trong việc lắp ráp lại.

Đối với các đồ trang trí nội thất bằng gỗ để đảm bảo còn nguyên vẹn, không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển thì bạn cần phải gói thêm 1 lớp màn bọc chuyên dụng lên trên như màn nilong hoặc màn nilon chống sốc.
Bạn cần cẩn thận với các thiết bị điện tử, điện lạnh. Tủ lạnh khi dọn nhà đi buộc phải trong trạng thái khô ráo mới đảm bảo an toàn. Do đó bạn hãy nhớ xử lý hết thực phẩm và rã đông tủ lạnh trước 1 ngày hoặc ít nhất là 8 tiếng nhé!
12. Dán băng keo lên mặt gương để tránh dễ vỡ:
Khi di chuyển mặt gương thường dễ bị xe dịch, nếu xê dịch lớn có thể làm gương bung ra khỏi khung và vỡ. Chúng tôi khuyên bạn nên dán băng keo theo hình chữ X rồi sau đó quấn màng PE và đóng gói kỹ càng. Việc này giúp giữ gương cố định và hạn chế sự nứt vỡ.
13. Gấp quần áo theo cuộn tròn rồi cho vào túi:

Gấp quần áo theo dạng tròn giúp tiết kiệm diện tích nhiều hơn so với kiểu gấp hình vuông truyền thống. Mặt khác quần áo cũng đỡ nhăn hơn. Đến lúc này, bạn sẽ tự hỏi, bao nhiêu quần áo như vậy thì gấp khi nào mới xong. Bí quyết cách gấp quần áo nhanh trong 2s sẽ là giải pháp của bạn.
14. Sử dụng vải quấn xung quanh các vật sắc nhọn:
Những vật sắc nhọn như dao, kéo… cần được bao bọc cẩn thận trong khăn, vải.
15. Cố định tủ đồ khi chuyển nhà:
Bàn học, tủ quần áo thường có các ngăn kéo nhỏ. Bạn cần quấn màng PE xung quanh để cố định, giúp chúng đóng kín không bị xô ra khi di chuyển.
Lưu ý trước khi quấn màng có thể tháo các tay cầm nhô ra, nếu không chúng sẽ dễ bị cong vênh và vướng víu, thận chí gãy khi chuyển dọn.

Nguyễn Thành Long là một chuyên gia về vận tải – Chuyển nhà trọn gói – chuyển văn phòng công ty tại chuyenhakienvang.com trang web này được chia sẻ kiến thức đã trải qua trong quá trình làm vận chuyển
SĐT: 0961729729
Quê Quán: Làng Phú Đô – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Theo giõi Nguyễn Thành Long tại :